Hướng dẫn chọn đèn trong thiết kế nhà ở

Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Ánh sáng mang đến cho không gian sống cảm giác thoải mái, dễ chịu và ấm áp. Màu sắc và cảm xúc được thay đổi đa dạng theo ánh sáng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một số cách chọn và ý tưởng để có thể lập kế hoạch chiếu sáng cho mái ấm của mình.

Trong thiết kế và xây dựng nhà ở dân dụng việc chọn lựa và bố trí đèn sao cho phù hợp rất quan trọng. Về công năng sử dụng đèn được chia làm 2 loại chính: Đèn chiếu sáng và Đèn trang trí.

Tuỳ vào tính chất từng khu vực trong nhà mà ta có thể chọn những loại đèn khác nhau, kiểu dáng, kích thước, màu sắc và độ sáng khác nhau.

Nhiệt độ màu là gì?

Nhiệt độ màu có tên gọi tiếng anh là Correlated Color Temperature (viết tắt là CCT). Nhiệt độ màu là đại lượng đặc trưng cho ánh sáng để biết ánh sáng khi phát ra có màu gì, là màu ánh sáng ấm hay màu ánh sáng lạnh. Nhiệt độ màu có đơn vị đo là Kelvin (K) trên nấc thang điểm từ 1000 – 10000.

Đơn giản hơn, Nhiệt độ màu là chỉ số được dùng để đo nhiệt độ màu sắc ánh sáng. Có 3 loại sáng thông dụng là:

  • Ánh sáng vàng
  • Ánh sáng trắng
  • Ánh sáng trắng ấm.

1. Chọn đèn cho khu vực phòng khách:

khu vực cần nhiều ánh sáng nên thường chọn ánh sáng trắng, ánh sáng phòng khách nên chọn nhiệt độ màu từ 5000 – 6000K.

– Khi chọn đèn led cho phòng khách nên chọn đèn 7w – 9w để tránh chói mắt.
– Chọn kiểu led có màng bảo vệ và nguồn sáng sâu.


2. Chọn đèn cho khu vực phòng Ngủ:

Khu vực cần ít ánh sáng hơn phòng khách, cần ánh sáng ấm áp hơn tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho gia chủ nên khi chọn đèn đèn led cho phòng ngủ thường chọn đèn đảm bảo các yếu tố:
Ánh sáng có nhiệt độ màu: 3500 – 4000K.
Khi chọn đèn led nên chọn đèn 7w – 9w để tránh chói mắt.
Chọn loại đèn có nguồn sáng sâu, bố trí đèn không chiếu trực tiếp vào mắt khi nằm (tránh bố trí trực tiếp trên giường).
Ngoài ra chúng ta nên bố trí thêm đèn ngủ trang trí để tủ đầu giường, hoặc đèn đứng góc phòng.

3. Chọn đèn cho khu vực bếp và phòng ăn:

Thường bố trí đèn ánh sáng vàng giúp kích thích vị giác, tạo bầu không khí ấm cúng khi dùng bữa, cảm giác hạnh phúc và ngon miệng hơn.
Nên chọn đèn có nhiệt độ màu từ 2500-3000K. Ngoài ra trên bàn ăn có thể lắp thêm đèn trang trí thả xuống bàn để không gian thêm sống động.

4. Chọn đèn cho khu vực khu vực nhà vệ sinh:

ngoài đèn chiếu sáng cơ bản như phòng khách chúng ta còn chọn thêm đèn LED chiếu gương. Hiện nay trên thị trường có loại đèn led âm trần chỉnh hướng và đèn rọi ngồi thích hợp bắt trên trần thay vì bố trí trên tường khó bảo hành bảo trì khi có sự cố nguồn điện.

 

5. Chọn đèn cho khu vực hàng lang và cầu thang:

Chúng ta có thể chọn những loại đèn trang trí, ánh sáng gián tiếp. nên lưu ý sử dụng các loại ánh sáng gián tiếp là tốt nhất. Với các lối đi hành lang, có thể sử dụng đèn chiếu sáng sâu trong tường, đèn vách để tạo cảm giác ấm cúng, xóa bỏ sự heo hút. Thiết kế ánh sáng cầu thang thì nên dùng đèn áp trần để chiếu thẳng hoặc có thể dụng đèn vách để tăng độ uốn lượn, xinh đẹp cho cầu thang.

6. Chọn đèn cho khu vực ban công:

chúng ta có thể chọn những loại đèn ốp trần nổi, tạo điểm nhấn. hoặc các đèn tường trang trí

 

7. Chọn đèn cho khu vực sân vườn

Thiết kế chiếu sáng sân vườn cũng mang 2 chức năng đó là sinh hoạt thuận tiện và thẩm mỹ nhưng thiên về chức năng thẩm mỹ hơn. Việc bố trí ánh sáng sân vườn sẽ cần thuận thủ các bước thiết kế chiếu sáng sau:

Đánh giá tổng quan khu vườn khi thiết kế: Nên chia khu vường thành từng phần hoa, thảm cỏ, lối đi, tường, sảnh, cây bụi, cây cổ thụ, cầu thang, tường xung quanh, đồ dùng trang trí sân vườn… và mỗi phần sẽ có yêu cầu thiết kế khác nhau, tác động đến việc sử dụng các kỹ thuật chiếu sáng cũng như lựa chọn các phụ kiện. Với mỗi vị trí sẽ có cách bố trí ánh sáng sân khấu cho khu vườn độc đáo, đẹp hơn.

Thiết kế ánh sáng sân vườn sẽ là thử thách trong việc lựa chọn các loại đèn từ cắm đất, chiếu trên xuống, độ bền, màu ánh sáng, cường độ tiêu chuẩn ánh sáng, thiết lập nhanh và dễ sử dụng để tạo nên không gian đẹp, ưng ý, tiện đi lại nhất.

* Đèn chiếu điểm: Spotlight dùng để chiếu điểm vào tranh, ảnh, tủ hoặc các vật phẩm trang trí trong nhà.
Thường dùng rọi tranh hoặc nhấn vị trí quan trọng trong nội thất.
Ánh sáng nên chọn có nhiệt độ màu: 3000K – 4000K.

Ngoài ra cần lưu ý:

  • Tính toán số lượng đèn hợp lý và lựa chọn lượng đèn chiếu sáng chức năng phù hợp.
  • Sử dụng đèn chiếu sáng đúng mục đích, ưu tiên các thiết kế có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên và có thể điều chỉnh giảm thiểu ánh sáng.
  • Ưu tiên thiết kế đèn điện chiếu sáng trong nhà phục vụ cho một công việc cụ thể thay vì chiếu sáng tổng thể.
  • Tối ưu lựa chọn các thiết bị chiếu sáng căn hộ, nhà ở có tính năng tiết kiệm năng lượng và có thể điều khiển tự động, cảm ứng bật tắt.
  • Tiêu chuẩn ánh sáng dưới đây tính theo Lux (ký hiệu: lx) là đơn vị đo độ rọi trong đo lượng quốc tế và nó được sử dụng trong trắc quang học để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được.

Ví dụ: Ánh sáng mặt trời trung bình trong ngày có độ rọi dao động trong khoảng 32.000 lux tới 100.000 lux, nếu ánh sáng ngoài trời thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn cũng có độ rọi khoảng 400 lux.

  • Tiêu chuẩn ánh sáng phòng khách: 400 lux
  • Tiêu chuẩn ánh sáng phòng ngủ: 100 lux
  • Tiêu chuẩn ánh sáng bếp, phòng ăn: 600 lux
  • Tiêu chuẩn ánh sáng phòng làm việc, phòng học: Độ sáng 700 lux
  • Tiêu chuẩn ánh sáng phòng tắm: Độ sáng 400 lux
  • Tiêu chuẩn ánh sáng sân vườn: Độ sáng 100 lux