Kiểm soát Muỗi tổng hợp

Kiểm soát muỗi tổng hợp:

Sự thành công của một chiến lược kiểm soát muỗi tổng hợp bao gồm 4 bước:
Bước 1: Loại bỏ môi trường sống của muỗi
Yếu tố quan trọng nhất trong việc kiểm soát muỗi lâu dài là đảm bảo muỗi không có nơi để đẻ trứng. muỗi cần nước cho 2 giai đoạn trong vòng đời của chúng. Do vậy, kiểm tra, theo dõi các nguồn nước đọng rất quan trọng.
• Loại bỏ nước đọng trong máng nước mưa, lốp xe cũ, xô, nắp nhựa, đồ chơi hoặc bất kỳ vật chứa nào khác nơi Muỗi có thể sinh sản.
• Thay nước trong bồn tắm, đài phun nước, bể bơi lội, thùng mưa và khay chậu cây ít nhất một lần một tuần để loại bỏ môi trường sống tiềm ẩn của muỗi.
• Phát quang cây cối, hạn chế nơi sinh sản của các loài thích để trứng trong các ổ nước dưới bóng râm, đồng thời đây cũng là nơi trú ẩn của muỗi trưởng thành.
Bước 2: Sử dụng rào cản vật lý
Một số loài muỗi như muỗi vằn Aedes thường xuyên đốt trong nhà. Sử dụng các phương pháp sau có thể hạn chế việc bị Muỗi đốt.
• Che tất cả các khe hở trên tường, cửa ra vào và cửa sổ để tránh muỗi xâm nhập. Lưới cửa: là các lưới kim loại (hay nhựa) có lỗ nhỏ, không cho muỗi hay các loại côn trùng vượt qua và xâm nhập vào nhà ở, nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí và ánh sáng.
• Sử dụng màn ngủ.
• Sử dụng các thiết bị đèn đuổi muỗi, vợt bắt muỗi.
Bước 3: Kiểm soát muỗi ở giai đoạn ấu trùng
• Hình thức kiểm soát Muỗi hiệu quả và ít tốn kém nhất là kiểm soát Muỗi ở giai đoạn ấu trùng, bọ gậy.
• Có thể xử lý bằng cách sử dụng các loại thuốc diệt ấu trùng bọ gậy được cho phép bới Bộ Y Tế. Cách tiếp cận này tối đa hóa hiệu quả và giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan.
• Xử lý ấu trùng ở môi trường sinh sản giúp giảm số lượng muỗi trưởng thành ở các khu vực lân cận.
Bước 4: Kiểm soát Muỗi trưởng thành
Sử dụng 2 phương pháp phun hóa chất diệt côn trùng phổ biến nhất là phun không gian ULV và phun tồn lưu để kiểm soát Muỗi trưởng thành.
4.1 Phun tồn lưu
Nguyên lý phun tồn lưu trên tường, vách dựa trên khả năng gây độc cho muỗi bằng con đường tiếp xúc, bởi các đặc điểm sinh thái của các véc tơ như khi vào nhà tìm mồi có thời gian đậu rình mồi. Khi muỗi đậu vào tường vách, chân muỗi tiếp xúc với hóa chất chúng sẽ bị ngộ độc.
Ưu điểm:
• Độc hại với muỗi và côn trùng những ít ảnh hưởng đến người. Chỉ cần che đậy đồ dùng cẩn thận, tránh xa khu vực phu từ 1-2 tiếng thì không cần lo lắng.
• Phun tồn lưu trên bề mặt tường, gỗ,… tại các hộ gia đình, cơ quan, trường học có tác dụng tồn lưu kéo dài từ 4 – 6 tháng tùy loại hóa chất. Tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện phun so với các kiểu phun khác.
Nhược điểm:
• Do phun dàn trải lên bề mặt lên vẫn có thể xuất hiện côn trùng bay lơ lửng trong không gian và chỉ có tác dụng khi côn trùng tiếp xúc với bề mặt phun.
• Một số loại hóa chất có thể giảm tác dụng khi muỗi đã tăng sức đề kháng và kháng thuốc theo thời gian.
Tìm hiểu thêm về phun tồn lưu tại đây
4.2 Phun không gian (hay còn gọi là phun ULV, phun sương)
• Phun không gian là một kỹ thuật khuyếch tán hóa chất diệt côn trùng dưới dạng sương mù lỏng vào không gian để tiêu diệt côn trùng trưởng thành.
• Kỹ thuật phun không gian được chia làm 2 nhóm chính gồm: mù nóng và mù lạnh
Tìm hiểu thêm về phun không gian tại đây
4.2.1 Phun mù nóng (thermal)
Hóa chất diệt côn trùng được pha loãng trong chất lỏng, thường là gốc dầu diesel. Khí nóng được sử dụng để làm nóng hóa chất, làm giảm độ nhớt của dầu và giúp hợp chất này bốc hơi. Khi bốc hơi khỏi vòi phun, hơi nước chạm vào không khí lạnh hơn sẽ ngưng tụ lại tạo thành một đám mây sương mù dày đặc màu trắng. Hầu hết các giọt nhỏ hơn 20μm. Kích thước giọt phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy và nhiệt độ tại vòi phun (thường > 500 °C). Lượng hỗn hợp hóa chất dùng trong phòng chống côn trùng thường là 5-10 lít/hecta, tối đa 50 lít/hecta
Ưu điểm:
• Thích hợp với khu vực không gian rộng ngoài trời, địa hình phức tạp
• Tác động nhanh trong thời gian ngắn. Vì nhìn thấy khói mù nên dễ theo giõi phạm vi được phun.
• Sử dụng rất ít hóa chất diệt muỗi và vẫn đảm bảo hiệu quả cao.
Nhược điểm:
• Gây mùi khó chịu trong thời gian ngắn.
• Khói mù có thể gây cản trở giao thông, báo động giả trong tòa nhà.
• Gây tiếng ồn trong thời gian thực hiện phun xịt.
4.2.2 Phun mù lạnh 
Trong kỹ thuật phun mù lạnh, các hạt được hình thành do sự phá vỡ cơ học của hỗn hợp phun, bằng cách cho nó đi qua vòi phun áp suất cao hoặc bằng cách truyền một dòng hỗn hợp chảy chậm qua một luồng không khí xoáy tốc độ cao. Một số thiết bị được trang bị vòi quay tốc độ cao. Các giọt phun được tạo ra mà không có bất kỳ tác động nào từ nhiệt. Với phun mù lạnh, lượng hóa chất được sử dụng ở mức tối thiểu. Kỹ thuật sử dụng phổ biến trong phun mù lạnh là ULV (Ultra-low-volume)
Ưu điểm 
• Cho hiệu quả gấp 10 lần so với các bình phun cầm tay thông thường. Do phun và lượng phun cộng với vòi phun mềm dẻo, có thể dễ dàng phun thuốc vào các vị trí nhỏ hẹp, khó thể với tới.
• Thường được áp dụng để tiêu diệt nhanh Muỗi truyền bệnh đang bay trên không trung và trú đậu ở những chỗ thích hợp.
Nhược điểm 
• Do hiệu quả của các loại hóa chất diệt muỗi khi phun không gian không kéo dài lâu nên cần phải phun lặp đi lặp lại vài lần.